Tư vấn mở shop quần áo trẻ em xuất khẩu

Đối với khách hàng có nhu cầu mở shop bán sỉ (bán buôn), bán lẻ quần áo trẻ em xuất khẩu, Công ty Tuấn Minh xin chia sẻ một số kinh nghiệm sau:

Ngày đăng: 16-12-2012

31591 lượt xem

        Các bạn muốn bước chân vào lĩnh vực kinh doanh quần áo trẻ em xuất khẩu các bạn cần phải xác định: Mình làm vì đam mê hay vì muốn có thêm thu nhập? Nếu không có lòng đam mê mà chỉ vì muốn có thêm thu nhập xin các bạn đừng chọn con đường này vì khả năng thất bại sẽ là… 90%.  Có thể các bạn muốn có thêm thu nhập nhưng điều quan trọng các bạn phải có niềm đam mê mãnh liệt với công việc này. Bởi vì, mặc dù kinh doanh quần áo trẻ em xuất khẩu là 1 nghề “hái ra tiền” song cũng là một nghề rất cực, đòi hỏi bạn phải chăm chút một cách tỉ mỉ, đầu tư nhiều tâm huyết, thời gian và công sức. Chính sự đam mê này sẽ giúp các bạn làm nên cái “hồn” của công việc mình, định hướng được style “shop”, và định hướng được “style” của khách hàng. Nhiều người cho rằng, sự thành công trong kinh doanh là do may mắn, với kinh nghiệm nhiều năm trong nghề, Hoa Tin cho rằng sự thành công là do sự tinh tế, nhạy bén của chính bạn: tinh tế trong việc xác định khách hàng, xác định gu thẩm mỹ của khách hàng cộng với niềm đam mê mãnh liệt của bạn sẽ dẫn dắt bạn đến thành công.

       Để thành công trong lĩnh vực kinh doanh quần áo trẻ em xuất khẩu các bạn có thể tham khảo quy trình sau:

       Bước 1: Tìm hiểu về quần áo trẻ em xuất khẩu.

       Bạn biết như thế nào về quần áo trẻ em xuất khẩu?

       Các thương hiệu quần áo trẻ em xuất khẩu nào có trên thị trường. Ví dụ: Gap, H&M, Zara, Gymboree, Oldnavy, Polo…

Mỗi thương hiệu có đặc điểm và giá trị như thế nào?

Cách phân biệt quần áo trẻ em xuất khẩu xịn với hàng giả, hàng nhái?

[áo bé gái xuất khẩu hiệu oskosh]


Bước 2: Tiến hành khảo sát thị trường trước khi mở shop quần áo trẻ em xuất khẩu:

       Bạn hãy dành thời gian khảo sát thị trường quần áo trẻ em xuất khẩu: Đánh giá khả năng cung cấp và đáp ứng nhu cầu khách hàng của các cửa hàng hiện hữu trong khu vực. Trong khu vực bạn định mở của hàng đã có sẳn có bao nhiêu cửa hàng quần áo baby, bao nhiêu cửa hàng thành công và phát triển, bao nhiêu cửa hàng đang hoạt động chậm và có nguy cơ phá sản… Ưu điểm và khuyết điểm của họ là gì? Bạn muốn bạn nổi bật hơn họ ở điểm nào

       Bạn hãy tìm hiểu xem nhu cầu của cha mẹ trong khu vực bạn định mở shop quần áo trẻ em xuất khẩu có nhu cầu mua cho con như thế nào, lứa tuổi nào được các bố các mẹ đầu tư nhiều nhất về quần áo, giày dép làm đẹp và nhu cầu cụ thể cho từng lứa tuổi như thế nào. Đánh giá được điều này sẽ có ý nghĩa rất trong việc nhập hàng. hàng nào có nhu cầu nhiều thì bạn hãy nhập nhiều mặt hàng đó, mặt hàng nào ít được quan tâm thì cần hạn chế nhập. Điều này sẽ giúp bạn phân chia vốn kinh doanh một cách hợp lý nhất.

        Tìm hiểu xem cách cha mẹ bỏ tiền ra mua đồ cho con như thế nào. Bạn hãy tính toán xem có bao nhiêu phần trăm bố mẹ mua cho con bất cứ cái gì mình thích không quan tâm giá, bao nhiêu % hài lòng với mức giá cao hàng đẹp, bao nhiêu % chỉ mua hàng ở mức giá trung bình, vừa phải, bao nhiêu % chỉ mua hàng ở mức giá thấp…

       Bạn hãy thực hiện tất cả các khảo sát trên một cách tâm huyết nhất, dành nhiều thời gian cho công việc này vì nó sẽ giúp ích cho bạn trong việc định hướng công việc kinh doanh.

[Những mẫu baby kiểu dáng đơn giản, dễ thương, chất liệu cotton 100% rất được phụ huynh yêu thích]

      Bước 3: Những việc cần làm sau khi khảo sát

      Thứ nhất: Chọn sản phẩm:

      Dựa vào những kháo sát trên bạn cần xác định bạn muốn bán sản phẩm nào trong cửa hàng của mình:

       Bao nhiêu % là quần áo trẻ em cao cấp: hàng ngoại nhập: Mỹ, Hàn Quốc, Thái Lan…  hay hàng của các thương hiệu nổi tiếng (giá từ 300.000 -1.000.000)

        Bao nhiêu % là quần áo trẻ em xuất khẩu của các thương hiệu: Gap, Oldnavy, oskosh… (giá từ 70.000 -290.000)

        Bao nhiêu % là quần áo trẻ em giá rẻ (hàng này lấy chủ yếu từ chợ Tân Bình) giá từ (30.000 -200.000)

       Thứ hai: Chọn địa điểm:

       Trên cơ sở khách hàng và sản phẩm được xác định, bạn sẽ chọn được địa điểm hợp lý để kinh doanh: Mặt tiền ở phố lớn, mặt hẻm hay khu chung cư, chợ… Hoặc nếu bạn đã sẵn có địa điểm rồi thì bạn có thể quay lại xác định những vấn đề trên. Nếu phải đi thuê cửa hàng, bạn cần lưu ý: phải xem xét thật kỹ về địa điểm mình chọn: về lượng người qua lại, về thu nhập của dân cư khu phố, cửa hàng bạn định thuê nằm trên đường lớn hay nhỏ, đường một chiều hay hai chiều,…

         Kinh nghiệm là nên chọn những vị trí đông dân cư, thuận tiện cho việc đi lại, đường hai chiều, không cần chọn đường quá to vì lưu lượng xe đi lại lớn, phóng nhanh thì sẽ ít ai để ý và ghé vào shop của bạn.

         Thứ 3: xác định nguồn vốn

           Vốn kinh doanh của bạn như thế nào?  từ đó bạn xác định chiến lược kinh kinh doanh cho phù hợp với lượng vốn bạn có (mở shop bán trực tiếp hay chỉ bán hàng online tại nhà, shop dạng sang hay shop bình dân). Với kinh nghiệm trong ngành, Hoa Tin chia sẽ, việc bạn chuẩn bị nhiều vốn cho bước đầu kinh doanh là tốt nhưng phải có kế họach và tính toán kĩ theo kế hoạch đã lập. Cũng cần lưu ý bạn rằng, nhiều vốn đôi khi cũng có hại vì sẽ tạo cho bạn tâm lý chủ quan, đặc biệt là khi nhập hàng, bạn sẽ có xu hướng nhập hàng tràn lan.

          Thứ 4:  xác định nơi cung cấp nguồn hàng.

             Thông tin về nhà sản xuất, Cửa bán bán sỉ (bán buôn) rất dễ dàng tìm kiếm nhưng bạn không nên chỉ có một mối ruột mà hãy tìm nhiều mối để lấy hàng. Hãy dành thời gian ghé thăm các shop bán sỉ (bán buôn) mỗi khi họ thông báo có hàng mới để so sánh về mẫu mã, giá cả, chọn cho mình được những mặt hàng phù hợp nhất, giá tốt nhất và tạo cho shop mình sự phong phú nhất định về hàng hoá. Để hiểu rõ mối hàng, bạn phải thường xuyên quan tâm tới mối hàng, xem số lượng hàng, mẫu mã, giá cả thế nào, hàng về liên tục không, dịch vụ chăm sóc khách hàng có chu đáo không…

        Vấn đề này, nếu bạn có nhu cầu thật sự. Hoa Tin có thể giúp đỡ bạn

         Bước 4: Chuẩn bị mở shop quần áo trẻ em xuất khẩu

         Trước nhất, bạn cần tìm một nhân viên biết việc, nhanh nhẹn, nhiệt tình với công việc, nếu tìm được người thân quen để giúp bạn là tốt nhất. Đây là việc rất quan trọng bởi bạn không thể tự mình làm lấy mọi việc. Ngay cả khi bạn không đi làm cho cơ quan tổ chức nào, bạn cũng nên tìm nhân viên giúp trông coi cửa hàng để đầu óc của mình được thảnh thơi nghĩ đến những việc thuộc tầm vĩ mô hơn. Nếu không tìm được nhân viên cứng, shop của bạn không thế hoạt động tốt được…

           Thứ hai, bạn phải suy nghĩ cách bày biện trang trí cửa hàng sao cho tiết kiệm nhất mà vẫn đem lại hiệu quả cao nhất. Mỗi người đều có ý tưởng riêng trong việc trang trí nhưng điều cần nhất là cửa hàng cần phải có sự nổi bật nhất định. Biển quảng cáo bên ngoài cần ấn tượng và sáng, thu hút người qua đường. Nếu có thể, bạn nên sơn tường trong cửa hàng màu sáng và cho lắp đặt thật nhiều đèn bởi vì quần áo có rất nhiều màu sặc sỡ, nếu bạn chọn một màu cá tính để sơn tường cũng khó để làm nổi bật lên được tất cả sản phẩm trong shop mình.

Khi lắp các giá bày hàng, bạn nên sắp xếp xen kẽ một cách hợp lý, không nên để một không gian hoàn toàn là tủ xếp, một không gian hoàn toàn là mắc treo. Phân chia khu vực treo đồ body, quần sooc, quần dài, áo váy, chân váy, tránh để tình trạng lộn xộn, cái dài, cái ngắn trông rất xấu. Vị trí trung tâm của cửa hàng nên dành cho những món đồ bắt mắt nhất. Hãy nhờ bạn bè và người thân góp ý và tự làm nếu có thể.

          Thứ ba, là vấn đề lựa chọn hàng hóa. Việc lựa chọn hàng hóa thế nào là tùy ở mắt thẩm mỹ của mỗi người tuy nhiên bạn cần cân nhắc kỹ bởi không phải tất cả những thứ đẹp đều bán chạy. Bạn hãy căn cứ vào bảng khảo sát đã làm, kết hợp với kinh nghiệm của mình khi đi chọn đồ cho con để hình dung ra khu vực mình bán hàng. Hãy đánh giá nhu cầu của khách hàng, đừng nhập về những mặt hàng mình thích mà cố gắng chọn bán những gì người mua cần nhé!

            Số lượng hàng hóa nhập tuỳ theo ý định kinh doanh của bạn (bán lẻ hay bán buôn, bán trực tiếp cho khách quen, vãng lai hãy bán cả online trên mạng hay là tất cả các kiểu kinh doanh trên). Nếu nhập hàng với số lượng nhiều bạn sẽ có được giá rẻ và tạo được uy tín với khách hàng khi đến mua và chọn lựa… Tuy nhiên, bạn cần tính đến hạn chế là vốn tồn đọng và có thể bạn không bán được hết số hàng. Nếu nhập về mà không bán được, vốn tồn đọng thì là do phương thức kinh doanh chưa hợp lý, giá chưa chuẩn, hay con mắt chọn hàng của bạn có vấn đề,… Bạn phải rà soát lại xem lỗi ở khâu nào thì sẽ chỉnh khâu đó, đừng đổ tại mình không có duyên bán hàng.

             Một khâu quan trọng nữa là bạn cần chuẩn bị in túi nilong đựng hàng, in hoá đơn bán hàng, in card, in mác bắn vào áo để đính giá sao cho thật chuyên nghiệp và giúp đỡ bạn quản lý hàng, quản lý nhân viên. Bạn nên lắp đặt một chiếc camera online để quản lý vì không phải lúc nào bạn cũng trực tiếp có mặt ở cửa hàng. Điều này sẽ giúp bạn xem xét thái độ làm việc của nhân viên, quản lý hàng hoá ở mức tối đa nhất có thể. Nếu bạn có điều kiện để đầu tư phần mềm bán hàng, máy mã số mã vạch thì rất tốt, nhưng nếu không có điều kiện bạn cũng vẫn có cách để khắc phục.

             Nếu làm ăn quy mô và lâu dài, bạn nên có 1 trang web để giới thiệu trên diễn đàn lamchame, webtretho và các web rao vặt khác.

[shop quần áo trẻ em xuất khẩu]

            Bước 4: Chuẩn bị cho lễ khai trương cửa hàng

            Trước khi khai trương, bạn nên lưu dấu ấn của shop bạn với khách hàng về ngày trọng đại đó. Bạn nên thực hiện việc này một cách kỹ càng nhất có thể. Hãy lên chính sách thật cầu kỳ cho ngày này, chuẩn bị để làm sao càng nhiều người hưởng ứng nó càng tốt. Vì sao ư? Khi người ta hưởng ứng nghĩa là shop bạn đã được quan tâm rồi, điều này làm nên sự thành công ban đầù rất quan trọng của shop bạn. Lúc này bạn cần tận dụng các phương tiện khác nhau cho chiến dịch marketing của mình: báo điện tử, báo giấy, phát tờ rơi, quảng cáo qua bạn bè, gia đình, cơ quan và tất nhiên nếu có mối quan hệ họ sẽ giúp bạn. Một lưu ý nữa là bạn đừng tham lợi nhuận trong ngày khai trương, điều này sẽ làm bạn mất nhiều hơn được.

            Khi shop đã khai trương xong, đừng nghĩ rằng bạn yên tâm ngồi chơi xơi nước. Giữ được khách mới là khó. Cái bạn cần nghĩ đến là làm sao khách đến một lần rồi thì sẽ quay lại và dẫn theo bạn bè. Khách chỉ tới một lần rồi không quay lại nghĩa là shop bạn chẳng có ấn tượng hay thế mạnh gì cả. Bạn sẽ sớm phá sản mất thôi. Vậy thì phải làm thế nào đây?

           Bước 5: Duy trì hình ảnh của shop mình

           Thường xuyên chỉnh đốn và đào tạo nhân viên về kỹ năng và thái độ bán hàng, nhiệt tình nhưng không quá mềm mỏng, khéo léo nhưng không ép khách, mang lại cho khách hàng sự thoải mái nhất khi ghé shop, bỏ tiền mà vẫn vui và muốn bỏ tiền thêm. Thường xuyên bày biện sắp xếp hàng sao cho đẹp mắt, dễ tìm, dễ chọn, dễ kiểm hàng…

            Thường xuyên có các chương trình khuyến mại, giảm giá cho khách hàng VIP. Không phải chỉ giảm giá khi bạn không bán được hàng mà phải giảm giá với thông điệp cho khách hiểu họ là đối tượng khách hàng đặc biệt mới được hưởng mức giá ưu đãi đó.

          Xin thông tin của khách hàng mỗi khi tới mua hàng, có những món quà hay lời chúc nhân các ngày đặc biệt của mẹ và bé. Bạn nhớ là đôi khi không tốn tiền đâu mà bạn sẽ có được nhiều tình cảm của khách hàng đấy. Nhưng hãy thật lòng và chân thành nhé, điều này sẽ giữ được tình cảm lâu dài với khách hàng.

        Thường xuyên thông báo khi có hàng mới về.

        Đối với những người có con nhỏ, nhu cầu mua online rất lớn vì họ rất khó thu xếp thời gian để trực tiếp tới shop lựa mua đồ cho bé. Điều đó đồng nghĩa với việc bạn nên bỏ chút thời gian để chăm sóc website, mô tả thông tin cơ bản về sản phẩm hiện có tại shop phục vụ đối tượng khách hàng này.

         Bước 6: Quản lý hàng hoá và nhân viên

          Bí quyết để giữ được nhân viên là đừng cho họ cơ hội lấy cắp hàng của mình. Hàng nhập về nhất định phải vào sổ sách, hàng bán ra cũng vậy. Bán hàng phải có hoá đơn cho khách hàng. Yêu cầu khách hàng khi đổi hàng phải giữ hoá đơn và bất cứ vấn đề gì có thể liên lạc theo số điện thoại nóng của bạn in ở vị trí thật dễ nhìn trong cửa hàng. Ví dụ: “Để đảm bảo quyền lợi của mình, khi có bất cứ vấn đề về giá cả, về thái độ phục vụ, vui lòng quay số điện thoại nóng…”. Việc này có rất nhiều lợi ích như làm nhân viên sợ hơn, khách cũng yên tâm hơn, gần gũi hơn và bạn có nguồn nắm bắt thông tin của khách nhiều hơn khi họ phản hồi.

           Bạn hãy bán hàng đúng giá niêm yết, không mặc cả. Đặc biệt, bạn nên kiểm nguồn hàng mỗi ngày (nếu có thể) hoặc mỗi tuần. Bạn nên xuất hiện ở cửa hàng hằng ngày vào những thời gian không nhất định, nếu nghĩ là giao hết cho nhân viên sẽ có lúc bạn hối hận không kịp. Hãy cố gắng cùng nhân viên bán hàng, chăm sóc khách hàng thường xuyên để biết tình hình shop, tình hình khách hàng, tình hình nhân viên. Tất cả đòi hỏi bạn những nỗ lực không ngừng.

          Luôn làm phong phú hàng hoá bằng cách có hàng mới thường xuyên và đồng thời giải tán hàng tồn liên tục để thu hồi vốn. Đôi khi bạn phải chấp nhận lỗ một chút để được nhiều lợi ích hơn.

Tin liên quan

HỖ TRỢ TRỰC TUYẾN

  • quanaotreemxuatkhau333

    Mr Nghĩa

    096.737.09.09

  • Ms.Triết

    0913641746

  • quanaotreemxuatkhau333

    Ms. Ly

    028.66.564.564

Facebook Like

TƯ VẤN ĐẶT HÀNG ONLINE

TƯ VẤN VẬN CHUYỂN


 

BẢN ĐỒ

THỐNG KÊ LƯỢT XEM

Tổng lượt truy cập:

4,567,774

Đang online: 9